Sơ lược về phương pháp giáo dục Glenn doman

 

Glenn Doman là ai?

Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) là nhà vật lí trị liệu, người đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ em. Năm 1955, ông thành lập Viện Tiềm năng con người (IAHP) mà từ đây các cha mẹ trên thế giới đã có thêm một phương pháp nuôi dạy con hiệu quả trong hơn nửa thế kỷ qua. 

Giáo sư Glenn Doman nổi tiếng trên toàn thế giới với công trình tiên phong về phát triển não bộ ở trẻ nhỏ và rất nhiều chương trình đặc biệt can thiệp, phục hồi dành riêng cho trẻ bị tổn thương não. Năm 1966, ông được chính phủ Brazin vinh danh vì sự cống hiến cho trẻ em trên toàn thế giới. Trong hơn 60 năm qua, ông gây sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới hàng triệu gia đình với cuốn sách: “Làm gì với đứa con bị tổn thương não của bạn” và hàng loạt các học liệu cùng phương pháp giúp khơi dậy tiềm năng, kích thích trí thông minh trong bộ não của trẻ với tên gọi “Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman”, đã và đang được hàng triệu cha mẹ trên hơn 180 quốc gia tin tưởng áp dụng.

giáo sư glenn doman

 Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013), người sáng lập phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

 

Phương pháp Glenn Doman là gì?

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman được lấy tên theo giáo sư Glenn Doman. Đây là phương pháp giáo dục sớm tiên tiến, được giáo sư Glenn Doman nghiên cứu và phát triển cùng các cộng sự của mình tại Viện Nghiên cứu và Phát triển tiềm năng con người IAHP. Phương pháp được áp dụng trên 180 quốc gia. Tại Việt Nam, phương pháp Glenn Doman xuất hiện được hơn 7 năm và được hơn 300.000 cha mẹ áp dụng thành công. 

Cơ sở của phương pháp Glenn Doman

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải, hơn 70% nhà khoa học trên thế giới đều có ưu thế nằm ở não phải. Do đó có thể thấy, muốn phát huy tiềm năng trí tuệ não người, phải sử dụng cả não trái và não phải, khiến chúng cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Điển thiên tài như Einstein, Leonardo Da Vinci đều sử dụng hầu hết bên não phải và chỉ sử dụng 10% não trái. Điều đặc biệt hơn, não phải có khả năng ghi được hình ảnh rất nhanh, chính xác, tự tin mà không cần ý thức, không cần phân tích. Tuy nhiên, não phải chỉ có 6 năm đầu đời để phát triển.

Glenn Doman giải thích rằng, khi một đứa trẻ mới sinh, chúng sử dụng não phải rất nhiều. Chỉ khi chúng lớn hơn thì mới bắt đầu chuyển dần sang não trái. Một đặc tính rất thú vị của não phải đó là khả năng chụp hình nguyên bản. Nó có thể nhớ tất cả những hình ảnh của mọi thứ trong khi não trái lại được cho rằng chỉ có thể nhớ được một phần nào đó của vật. 

 

pp gl

Cơ sở của phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Cũng theo giáo sư Glenn Doman, “Mỗi đứa trẻ khi mới sinh ra đều sở hữu một tiềm năng trở thành thiên tài, thậm chí còn lớn hơn cả trí tuệ thiên tài của Leonardo Da Vinci, Issac Newton hay Albert Einstein”. Trong khi người lớn cần thời gian để ghi nhớ một bức tranh hay một từ thì tất cả những đứa trẻ cần chỉ là MỘT GIÂY (đủ lâu để có thể chụp được một hình). Não bộ của trẻ nhỏ đã hình thành 80% khi trẻ 2 tuổi, hoàn thiện đến 90% khi trẻ 5 tuổi và sau 5 tuổi chí phát triển tối đa thêm 10%. Điều này có nghĩa, 6 năm đầu đời là thời gian vàng để trẻ phát huy 100% năm lực trí tuệ bẩm sinh, là thời điểm vàng để khơi dậy khả năng tiềm ẩn trong não bộ của trẻ, tạo tiền đề cho việc định hình tính cách và năng lực sau này. Điều này đồng nghĩa với việc áp dụng phương pháp Glenn Doman trong 6 năm đầu đời của trẻ là việc cần thiết và hoàn toàn phù hợp.

 gl2

“Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là thiên tài”, giáo sư Glenn Doman khẳng định

 

Phương pháp Glenn Doman nhấn mạnh vào tình cảm gia đình, khẳng định giáo dục gia đình là nền tảng tuyệt vời nhất để trẻ phát triển. Không phải là thầy cô và trường học mà chính bố mẹ và môi trường xung quanh trẻ mới quyết định trẻ lớn lên như thế nào, có nhân cách ra sao. Chính vì vậy, phương pháp Glenn Doman được áp dụng tại nhà, chính cha mẹ là người thầy, người dạy trẻ. Những đứa trẻ lớn lên dưới tình yêu thương của bố mẹ, được dạy bảo để phát triển toàn diện không chỉ ở thể chất, trí tuệ mà còn ở cảm xúc, nhân cách là mục tiêu quan trọng nhất của phương pháp. 

Với phương pháp này, trẻ được kích thích khả năng ghi nhớ, phân tích, xử lí tư duy logic cực kì thông minh của não phải bằng các học liệu trực quan giúp trẻ tư duy 1 cách thông minh, logic ngay từ ban đầu. Xây dựng phương pháp học tập cho trẻ một cách tự nhiên không ép buộc. Thông qua những thẻ flashcard và dotcard, phương pháp Glenn Doman xây dựng một bộ học liệu chuẩn nhằm giúp trẻ phát triển hoàn thiện và đầy đủ các kỹ năng từ tư duy logic, khả năng ngôn ngữ, tri thức bách khoa về thế giới xung quanh đến trò chơi vận động. 

Cách áp dụng phương pháp Glenn Doman như thế nào?

Để áp dụng phương pháp Glenn Doman một cách hiệu quả, bố mẹ cần phải hiểu thật đúng, thật rõ về phương pháp, tránh tình trạng “sai một ly đi một dặm”, một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến cả quá trình tiếp thu tri thức và phát triển của con. Bố mẹ càng hiểu rõ về phương pháp thì khả năng áp dụng thành công càng cao. 

Những quy tắc vàng của phương pháp Glenn Doman

Glenn Doman là phương pháp và một phương pháp cần có những nguyên tắc nhất định để có kết quả tốt. Nếu bố mẹ áp dụng càng đúng, càng hiểu 

1. Bắt đầu càng sớm càng tốt

2. Duy trì sự thích thú trong tất cả các thời gian học

3. Tôn trọng và tin tưởng trẻ

4. Chỉ dạy khi bạn và trẻ cảm thấy thích thú

5. Tạo ra một môi trường học tập tốt

6. Dừng trước khi trẻ muốn dừng

7. Giới thiệu học liệu mới thường xuyên trong chương trình giảng dạy cho trẻ

8. Gọn gàng và nhất quán

9. Không được kiểm tra thẻ

10. Phụ huynh hoặc giáo viên nên chuẩn bị học liệu cẩn thận và để trước khi sắp bắt đầu vào giờ học

11. Nhớ luật thất bại – an toàn: nếu bạn không có một thời gian tuyệt vời và con bạn không có một thời gian tuyệt vời thì “hãy dừng lại”. Nếu tiếp tục thì bạn sẽ làm sai.

 

 đtt

Độ tuổi áp dụng của phương pháp Glenn Doman

 

Phương pháp Glenn Doman được áp dụng cho trẻ từ 0-6 tuổi. Đây là giai đoạn vàng để kích thích sự phát triển não phải và là thời gian quan trọng nhất để kích thích trí thông minh, khả năng tiềm ẩn trong não bộ của trẻ. 

Tuy nhiên, theo giáo sư Glenn Doman, phương pháp được bắt đầu càng sớm càng tốt vì trẻ càng nhỏ thì phát triển càng nhanh, ngay từ khi trẻ mới sinh đã có thể bắt đầu áp dụng phương pháp. Cũng theo nhà sinh học người Nga Ivan Petrovich: “Trẻ sơ sinh đến ngày thứ ba mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất 2 ngày. Đừng nói hãy để cho trẻ phát triển tự nhiên, bởi nếu vậy, bạn đã để lỡ những cơ hội của con mình”. 

Trẻ dưới 5 tuổi dễ dàng có những mong muốn tìm hiểu lượng thông tin lớn. Nếu trẻ dưới 4 tuổi thì việc tiếp nhận thông tin dễ hơn và hiệu quả hơn, dưới 3 tuổi thì càng dễ và hiệu quả và dưới 2 tuổi là đơn giản và hiệu quả nhất. Vậy nên, ba mẹ đừng bao giờ nói “Con tôi còn quá nhỏ” mà hãy tận dụng ngay từng phút, từng giây, đừng lãng phí một ngày nào cơ hội phát triển của con.

dtl

Phương pháp Glenn Doman được áp dụng đối với trẻ từ 0-6 tuổi

 

 

Phương pháp Glenn Doman có tốt không?

“Phương pháp Glenn Doman có tốt không?”, một câu hỏi được rất nhiều cha mẹ đặt ra trước khi áp dụng cho con mình. Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cũng nên đặt ngược lại câu hỏi rằng, “Tại sao phương pháp này lại nổi tiếng trên thế giới?”, “Tại sao hàng triệu cha mẹ trên hơn 180 quốc gia lại áp dụng?”, và “Tại sao chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng đã có hơn 300.000 cha mẹ tin tưởng áp dụng?”. Tất cả những điều đó là minh chứng rõ ràng về lợi ích của phương pháp Glenn Doman. Ngày càng nhiều những đứa trẻ sau khi áp dụng phương pháp thể hiện được khả năng vượt trội của mình, trẻ 3 tuổi đã đọc được sách của học sinh lớp 1, nói tròn vành rõ tiếng, biết làm tính và thể hiện sự hiểu biết về thế giới xung quanh.

Dưới đây là những lợi ích cụ thể của phương pháp Glenn Doman:

– Phát triển khả năng ngôn ngữ, tăng vốn từ vựng, tự tin hơn trong giao tiếp

– Hạn chế tình trạng nói ngọng, nói lắp, những tật nói ở trẻ

– Bé biết đọc sớm ngay khi mới 2-3 tuổi

– Phát triển tư duy logic, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ

– Hiểu được bản chất định lượng của toán học

– Hiểu biết về thế giới xung quanh, gia tăng niềm say mê học hỏi, khám phá

– Có niềm say mê và yêu thích đặc biệt với một số lĩnh vực từ đó phát triển được điểm mạnh của bản thân.

Nhược điểm của phương pháp giáo dục này

Các chương trình giáo dục theo đúng chuẩn Montessori quốc tế thường rất đắt đỏ. Việc chuẩn bị rất nhiều tài liệu, giáo cụ giảng dạy cũng như các món đồ chơi, tuyển chọn đội ngũ giáo viên chất lượng, xây dựng chương trình giảng dạy sẽ tốn một khoản tiền lớn. Vậy nên không phải gia đình nào cũng đủ kinh phí chi trả cho các lớp học Montessori.

lil

Lợi ích của phương pháp Glenn Doman

 

 

Những lưu ý khi áp dụng phương pháp Glenn Doman

Hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu đủ về phương pháp trước khi áp dụng sẽ làm tăng khả năng thành công và bố mẹ sẽ cảm thấy “nhàn tênh”,

Flashcard, dotcard không phải là Glenn Doman

Rất nhiều cha mẹ nhầm tưởng rằng, bộ học liệu Glenn Doman là phương pháp Glenn Doman. Điều đó là hoàn toàn sai. Bố mẹ trước khi áp dụng cho con nhất định phải nhớ rằng, flashcard hay dotcard chỉ là công cụ, Glenn Doman là phương pháp. Thiếu công cụ chúng ta vẫn có thể áp dụng phương pháp nhưng công cụ không thể thay thế phương pháp. Thiếu đi phương pháp, những tấm flashcard hay dotcard chỉ là những tấm thẻ ghi thông tin và hình ảnh, hoàn toàn không có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ của con.

Không tạo áp lực cho trẻ

Bố mẹ hãy luôn nhớ rằng, chơi cùng con chứ không phải là ép con học, không đặt nặng vấn đề thành tích, không ép con sau khi học xong phải đạt được thành tích này, thành tích kia, thành thiên tài, hay thần đồng. Áp dụng phương pháp cho con vì cha mẹ không muốn bỏ lỡ cơ hội phát triển của con, muốn mang đến cho con những gì tốt nhất, để con được là chính con, được phát triển hết khả năng của mình. 

Luôn duy trì thái độ vui vẻ, hứng thú

Bố mẹ hãy luôn duy trì thái độ vui vẻ và hứng thú khi chơi thẻ cùng bé. Sự vui vẻ này không chỉ đến từ phía con mà còn từ chính bố mẹ. Khi bố mẹ vui vẻ, hứng thú thì năng lượng đó mới có thể truyền đến bé. Hãy dừng việc chơi thẻ khi bạn hoặc con cảm thấy mệt mỏi và không hứng thú.

Kiên trì, không nôn nóng

Nhiều cha mẹ sau khi cho con học một thời gian thấy con không còn tập trung, không chọn đúng được thẻ, cảm thấy chán nản, nghĩ rằng phương pháp không hiệu quả và dừng việc dạy con. Tuyệt đối đừng nôn nóng và nản lòng ba mẹ nhé. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, chính những lúc đó, mình càng cần kiên trì và nỗ lực. Hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến con học không tập trung và thay đổi, tìm kiếm những cách dạy phù hợp, tạo hứng thú cho bé, sự kiên trì của ba mẹ nhất định sẽ gặt được trái ngọt.

 

Nguồn: Glenn doman Vietnam.

Mạng xã hội

Notice (8): Undefined variable: banner [APP/views/elements/slidebar_news.ctp, line 45]