Làm Sao Để Trẻ Có Tính Tự Lập?

Tự lập là gì? Biểu hiện của tính tự lập là gì?

thoi-diem-vang-de-day-tre-tu-lap-theo-phuong-phap-phap-montessori-3-930x620

Tự lập là người biết tự xây dựng lấy cuộc sống cho chính mình mà không nhờ vả, ỷ lại vào người khác. Mọi việc trong cuộc sống đều phải tự suy nghĩ, tự tính toán và lên kế hoạch để thực hiện từ những thứ đơn giản nhất đến phức tạp nhất.

Tự lập là việc tự mình làm việc không có sự giúp đỡ hay phụ thuộc từ yếu tố bên ngoài, tự lo cho bản thân, có thể tự đưa ra các quyết định trong công việc và cuộc sống của mình. Tự lập thể hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống cũng như có thể ở bất cứ độ tuổi nào. Cụ thể:

Khi còn nhỏ

Việc tự lập thể hiện như ăn xong không xả rác xuống sàn nhà. Tự biết tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Ngã biết tự đứng lên không khóc lóc ăn vạ. Biết chào hỏi, kính trên nhường dưới.

Ở lớp học, tôn trọng bạn bè, tự lực làm bài mà không hỏi hay quay cop, không đợi chờ bạn gửi bài làm cho mà bản thân phải tự tư duy để làm bài, để học bài. Biết giữ gìn sách vở sạch sẽ và ngăn nắp.

Khi trưởng thành

trẻ tự lập

Lớn lên một chút có thể kể đến quãng đời sinh viên, là tầng lớp dễ nhận thấy sự trưởng thành và tự lập. Nhất là những bạn xa nhà phải tự lập ở thành phố, không người thân, không những người giúp đỡ thân thuộc.

Bạn phải tự thuê trọ, tự nấu nướng, ăn uống, giặt giũ. Tự đặt báo thức dậy sớm học bài, đi học. Tự biết chi tiêu số tiền gia đình phụ cấp một cách hợp lý cho học hành, đi chơi. Thậm chí, có nhiều bạn còn có thể tự kiếm thêm tiền để chi tiêu cho hợp lý, quản lý tài chính, quản lý quỹ thời gian cho học và làm…

Trong cuộc sống

Trong công việc, cuộc sống, giao tiếp, người có tính tự lập là người biết chủ động suy nghĩ và có định hướng cho riêng bản thân mình. Bản thân họ biết mình muốn gì và quyết tâm thực hiện những điều mà mình theo đuổi và mong muốn.

Họ tự biết phải ra quyết định đúng lúc, đúng thời điểm, tự đưa ra nhận định cá nhân. Đơn giản như việc quyết định kết thân với ai, xác định các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp cũng cần có chính kiến tự lập.

Việc nói không và đồng ý, giúp đỡ hay không giúp đỡ, cho mượn tiền hay không cho mượn tiền…. cũng cần có sự tự lập ở ý kiến bản thân, thay vì phải hỏi ý kiến và tham khảo ở nhiều người cũng là thể hiện tính tự lập.

Một người có tính tự lập cao thường sẽ thành công và thành đạt hơn những người chỉ biết phụ thuộc vào người khác. Một trong những tính cách giúp bạn đương đầu, vững vàng với những thử thách, chông gai trong cuộc sống là tính tự lập, có chính kiến riêng.

Làm thế nào để có tính tự lập ngay từ nhỏ?

làm gì để trẻ tự lập

Dù gia đình bạn giàu có, điều kiện dư dả thì việc tập tính tự lập cao cho con ngày từ nhỏ là điều cần làm và chắc chắn có ích cho con sau này. Sau đây là những cách rèn luyện tính tự lập cho trẻ khi còn nhỏ bạn có thể tham khảo:

 

Không nuông chiều con

nuông chiều

Dù bạn có thương con đến mức nào thì việc quá nuông chiều con cái, bao che cả những thói hư tật xấu của chúng sẽ dần hình thành tâm lý ỉ lại vào ba mẹ và nhu nhược ở tính cách.

Việc còn khóc quấy đòi bằng được những thứ mình thích sẽ khiến con có suy nghĩ không cần cố gắng, sẽ có người giúp đỡ, tâm thế nhờ vả vào bố mẹ sẽ làm con ích kỷ và không thể tự lập khi lớn lên.

Dạy con làm những công việc nhà

Tùy vào từng độ tuổi của con để bạn có thể giao phó những công việc liên quan đến bản thân chúng. Chẳng hạn như tự ngồi ngay ngắn vào bạn ăn, không vung vãi thức ăn thừa, tự đem bát đũa đi cất, dọn dẹp chỗ ngủ, chơi xong tự cất đồ, tự mặc quần áo…

Đừng mong đợi nhiều quá và ép buộc con cái hoàn thành như bạn mong muốn. Hãy luôn có thái độ đánh giá cao công việc mà con bạn đã làm và có những chỉ dẫn để có hoàn thành công việc được giao tốt hơn. Việc khen ngợi sẽ giúp con bạn cảm thấy vui vẻ, ý nghĩa hơn về những việc mình làm. Thúc đẩy và giúp con tự tin, sẵn sàng làm việc hơn.

Để con tự vận động

để con tự vận động

 

Thay vì suốt ngày bắt ép con học, làm hay chơi theo cách bạn mong muốn thì hãy giao việc và để con tự vận động. Hãy thử bảo con tự vệ sinh cá nhân, đừng chỉ cho con phải làm việc gì trước và sau. Hãy để con trẻ được tự giải quyết vấn đề của mình được giao phó. Điều này giúp trẻ tự thân vận động hơn thay vì phụ thuộc vào việc sai khiến có sẵn của ba mẹ.

Bạn có thể chỉ dẫn những bước đầu cho con hoặc gợi ý để con tự đưa ra quyết định. Chẳng hạn như hỏi con muốn mang đồ màu gì ngày hôm nay, con muốn mặc áo trước hay quần trước…Bạn chỉ tham gia khi con xin ý kiến đóng góp từ cha mẹ chứ không quyết định thay con.

Cho phép con mắc lỗi

Rất nhiều trẻ nhỏ bị ỉ lại, bị nhu nhược và quá nhút nhát vì sợ bị la mắng. Sợ làm sai và bị trách phạt còn dễ khiến trẻ tập tính nói dối và không muốn làm việc. Hãy tập chấp nhận và khuyên ngăn con một cách thông minh thay vì la mắng tạo tâm lý sợ hãi ở trẻ.

Quát mắng chỉ làm trẻ trở nên thiếu tự tin vào những quyết định và việc làm của bản thân, không xây dựng được tính tự lập. Hãy chỉ ra lỗi sai và phân tích một cách rõ ràng dựa trên sự yêu thương để trẻ tự tin vào bản thân hơn.

Cho con tự nấu ăn

cho con tự nấu ăn

Đối với trẻ lớn hơn một chút, việc tập nấu ăn cho trẻ rất cần thiết. Hãy thử hỏi trẻ những món nó thích và nên lập danh sách phụ liệu như thế nào để nấu. Bạn hãy hỏi ý kiến của trẻ nên nấu như thế nào, nấu gì trước để kích thích ý tưởng của trẻ. 

Và cũng để trẻ biết để có những món ăn ngon cần phải trải qua những gì, phải làm qua nhiều công đoạn mới ra được thành phẩm. Từ đó trẻ giảm bớt sự ỉ lại, và có làm có công mới có ăn.

Không giải quyết rắc rối thay con

Hầu hết các gia đình trẻ hiện nay để không muốn cho con mình dính vào rắc rối, hoặc hạn chế rủi ro, rắc rối nhất có thể đến với con mình. Tuy nhiên việc làm này vô tình tập cho trẻ tâm lý mọi thứ xung quanh luôn an toàn và trẻ không cần lo sợ, hay tự quyết định làm gì.

Hãy để trẻ đối diện với những rắc rối trẻ gây ra và tự giải quyết nó. Việc chơi bẩn sẽ làm dơ quần áo, việc bỏ bữa sẽ bị đói, việc quậy phá sẽ làm đổ ly bình… Đừng dọn dẹp chúng mà hãy khuyên các con phải xử lý và rút kinh nghiệm cho lần sau.

Luôn khuyến khích con

Đừng lúc nào cũng chỉ trách mắng và la lối trước mặt con cái. Điều này thực sự rất tệ đối với tâm lý những đứa trẻ. Hãy giải thích cho con rằng chúng đã sai ở chỗ nào, đưa ra giải pháp để cải thiện tình hình và động viên con ở những cố gắng dù là nhỏ nhất.

Luôn dạy bảo con mọi lúc

 

luôn dạy bảo con mọi lúc

Việc dạy bảo và chỉ cho con những điều hay lẻ phải không chỉ trong sách vở mà ở mọi hoạt động trong cuộc sống thực tế của con. Hãy cùng còn làm, cùng nghĩ và cùng sống. Đừng làm thay và đừng chửi mắng chúng. 

Cha mẹ nên không ngừng học hỏi, hãy nâng cao và tìm hiểu kiến thức nuôi dạy con cho mình từ bài báo, như cách dạy con của người Nhật, từ lời khuyên của các chuyên gia hay tham gia thảo luận về việc nuôi con với những phụ huynh khác…

Thay vì chỉ chăm chăm vào dạy con ở hành động, học tập và suy nghĩ, hãy dạy dỗ con mình tập tính tự lập từ những đức tính tốt của bản thân, tính khoa học, văn minh, yêu thương mọi người, biết chia sẻ, biết xin lỗi, biết cảm ơn…

Lợi ích của việc tự lập sớm

 

lợi ích của việc tự lập sớm

Thấy được nhiều khả năng của bản thân

Việc tự lập, tự suy nghĩ, tự làm mọi thứ giúp bạn tự khám phá ra được nhiều kỹ năng mà bản thân không hề biết tới. Việc va chạm với nhiều thứ mở ra cho bạn nhiều cơ hội cho sự nghiệp, tình yêu cũng như mở rộng mối quan hệ hơn cho bản thân.

Tận hưởng “cô đơn”

Cái giá của tự lập là “cô đơn”, bạn có thể đi làm một mình, đi chơi một mình, ở một mình, làm việc một mình, giải quyết mọi thứ một mình. Khi quen với tự lập bạn sẽ cảm nhận được việc ở một mình lạ sự tận hưởng cho tâm hồn mà những người thích nhờ vả, ỉ lại không thể nào hiểu được.

Chi tiêu tốt hơn

 

chi tiêu tốt hơn

Những người chỉ biết dùng tiền và nhờ vả người khác. Khi gặp khó khăn về tài chính chắc chắn sẽ không tự mình xoay xở được, không biết tiết kiệm. Thậm chí là thiếu hút dù rất giàu có.

Trong khi người tự lập từ sớm biết cách chi tiêu các khoản một cách hợp lý, xoay xở tiền bạc thông minh, tiết kiệm được nhiều khoản và sử dụng đồng tiền khoa học hơn.

Thành công trong công việc

Không ai muốn giao trọng trách cho những người không đủ bản lĩnh thách thức và đảm nhiệm những công việc lớn. Để thành công bạn cần có chút liều lĩnh, chút tham vọng và có chính kiến. Việc tự lập, trách nhiệm trong công việc chắc chắn sẽ được trọng dụng dù bạn ở môi trường nào.

Có quyết định sáng suốt

quyết định sáng suốt

 

Khi bạn đã đủ va chạm nhiều, tự giải quyết nhiều việc từ nhỏ đến lớn. Việc gì cũng đến tay bạn rồi thì bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Có nhiều option cho việc chọn cái nào tốt hơn so với người không có sự trải nghiệm nào. Bạn sẽ trở nên tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định và mọi quyết định cuối cùng là do chính bạn cũng trở nên tốt hơn.

Xã hội càng phát triển, bắt buộc con người ta phải mạnh mẽ và tự lập từ sớm hơn. Không chỉ tốt cho xã hội, gia đình, người thân bớt đi những mối lo. Mà còn giúp cho bản thân rèn luyện nhiều kỹ năng nhờ va chạm, có nhiều hiểu biết và nhận định tốt hơn về cuộc sống và bản thân.

Việc các gia đình hãy tập cho trẻ tính tự lập từ sớm một khách khoa học hơn là giúp ích cho con mình rất nhiều.

Mạng xã hội

Notice (8): Undefined variable: banner [APP/views/elements/slidebar_news.ctp, line 45]