Những Thói Quen Của NGười Lớn Ảnh Hưởng Xấu Đến Trẻ Nhỏ

Trẻ con bắt chước rất nhanh, chúng có thể học theo lời nói, hành vi từ người lớn và lặp lại y hệt trong các tình huống khác. Chính vì vậy, bố mẹ nên chú ý tới mọi cử chỉ, ngôn ngữ của bản thân trong mọi hoạt động hàng ngày để tránh con trẻ noi theo những thói quen xấu

1. Hay nói tục 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Nhiều người có thói quen nói tục trong mọi trường hợp. Mỗi khi phát ngôn, họ sẽ đính kèm một vài từ hoặc câu chửi một cách vô tư. Cứ ngỡ rằng điều này sẽ không ảnh hưởng tới trẻ nhưng thực chất là có. 

Bố mẹ thường xuyên nói tục hoặc nói ra những điều bất lịch sự trước mặt con sẽ khiến bé hiểu rằng, nói như vậy là chẳng có gì sai trái. Ban đầu, ở những tình huống cụ thể, con sẽ phát ngôn một cách vô thức dù chưa hiểu nghĩa của từ đó, nhưng càng về sau trẻ sẽ dần biến nó thành thói quen và tự cho phép mình được nói như vậy. Về lâu dài, con sẽ khó mà thay đổi thói quen này, dùng nó để giao tiếp với người thân, bạn bè ngoài xã hội. 

- Phương pháp thay đổi: Bố mẹ nên tránh, sửa dần cách nói chuyện, đặc biệt khi có trẻ ở gần đó thì tuyệt đối không nên chửi tục, nói bậy. Trong giáo dục con cái, lời nói và hành động phải đi đôi với nhau, không thể yêu cầu trẻ không được nói tục trong khi chính bố mẹ chúng lại đang làm điều đó. 

cha-me-ban-ron-va-con-khong-duoc-quan-tam-chuyen-khong-cua-rieng-ai-khong-duoc-quan-tam-1-16567568581692109075942-141352026

Ảnh minh họa. 

2. Xem phim không dành cho lứa tuổi của bé 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Một số cha mẹ thích xem TV với con cái nhưng lại chọn những chương trình không phù hợp với lứa tuổi của bé. Bố mẹ lầm tưởng rằng trẻ sẽ chẳng chú tâm và không thể hiểu những câu chuyện của người lớn trong phim nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược.  Nhiều chương trình TV không phù hợp cho trẻ xem dễ gây ra nhận thức sai lầm. 

- Phương pháp thay đổi: Chương trình truyền hình dành cho trẻ em phải phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, nội dung lành mạnh. Khi người lớn muốn xem chương trình riêng, hãy chắc chắn rằng con bạn không ở đó, bởi những thước phim có nội dung người lớn sẽ nhanh chóng khiến con bắt chước. 

3. Thích so sánh con mình với người khác 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Việc so sánh có nhiều mục đích. Một số người cho rằng khi làm vậy sẽ khiến trẻ có thêm động lực, muốn vượt qua người khác. Tuy nhiên, nếu bố mẹ kể lể về thành tích của con nhà người ta trước mặt con mình sẽ gây phản tác dụng. Trẻ sẽ bắt chước và tự đem mình so sánh với chúng bạn trong tất cả mọi việc. Con dần không còn là con mà chỉ làm mọi cách để hơn thua với những người khác. Không chỉ thế, việc này vô tình làm con áp lực. Chúng ta chỉ nên so trẻ ngày hôm nay với chính trẻ của ngày hôm qua và tìm ra lý do, cách động viên con chứ không phải là nói những lời làm bé tổn thương. Về lâu về dài con hình thành tâm lý tự ti, ngại ngùng, so đo với người khác. 

- Phương pháp thay đổi: Đừng lúc nào cũng dùng tiêu chuẩn của những đứa trẻ khác để đo lường con mình, hãy để trẻ tự do phát triển theo cách tự nhiên, chỉ cần trẻ không bị tụt hậu hay ì ạch thì không cần quá lo lắng. Mỗi trẻ có một ưu điểm riêng và quan trọng là bố mẹ có cùng con tìm ra điều đó hay không mà thôi. 

thoi-quen-cua-bo-me-lam-hu-con-3-165675658723137599470-141352229

Ảnh minh họa. 

4. Bao bọc, yêu con quá nhiều 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Đây là điều mà nhiều bố mẹ mắc phải trong xã hội hiện đại. Họ cho rằng con còn bé, cần được ôm ấp, chở che  nên không cho trẻ làm gì cả. Nhưng thực chất điều này đang tước đi cơ hội làm việc của trẻ, khiến trẻ không có cơ hội học hỏi, không được rèn luyện sức khỏe thì rất khó học được kỹ năng tự chăm sóc bản thân, đồng thời tư tưởng ỷ lại xuất hiện và trở thành đứa trẻ lười biếng, khó thích nghi với cuộc sống tập thể trong tương lai. Được bố mẹ bao bọc khiến con nghĩ rằng mình đúng là phải được như thế, cứ sống thế nào cũng được. 

- Phương pháp thay đổi: Cho trẻ một số cơ hội tự chủ, giao cho trẻ một số việc trong phạm vi khả năng để trẻ hiểu rằng chỉ có chăm chỉ mới được thưởng và để trẻ học khả năng mà con nên có. 

5. Xem quá nhiều điện thoại thay vì đọc sách 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Sử dụng quá lâu các thiết bị điện tử sẽ gây hại cho sự phát triển của trẻ, hệ thần kinh và não bộ, thị giác và thính giác bị kích thích mạnh, đồng thời dễ gây ra các vấn đề về phát triển xương như cột sống cổ. Hiện nay, vì công việc và nhu cầu giao tiếp, nhiều người lớn có thói quen sử dụng điện thoại kể cả khi đang chơi với con. Việc bố mẹ không tập trung sẽ gây ra sự khó chịu cho trẻ. Con sẽ thắc mắc vì sao bố mẹ không đọc sách mà lại bắt con đọc. Thế nhưng nếu cả gia đình cũng chăm chú đọc sách thì trẻ sẽ dần quen với việc này thôi. 

dien-thoai-3-1515431960591-16567567953561240484636-141352088

Ảnh minh họa. 

- Phương pháp thay đổi: Cho trẻ tiếp xúc máy tính quá sớm không phải là điều tốt. Bố mẹ nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày cho con mà không sử dụng điện thoại để làm việc. Chắc hẳn cả gia đình sẽ có những giờ phút "chất lượng" thực sự cùng với nhau. 

6. Thể hiện cảm xúc quá tiêu cực trước mọi vấn đề 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Gặp áp lực trong công việc, cãi nhau với mọi người trong nhà, tình huống đen đủi ập đến dễ khiến tâm trạng của bạn đi xuống. Tuy nhiên, nếu người mẹ lúc nào cũng than vãn, tỏ ra mệt mỏi với cảm xúc hoàn toàn tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ của con rất nhiều. Trẻ sống với bố mẹ như thế sẽ bị lây cảm xúc ấy, thay vì tìm cách giải quyết thì trẻ sẽ chỉ biết than thở mà thôi. 

la-mang-con-cai-thuong-xuyen-4-165675665314482524409-141352151

Ảnh minh họa. 

- Phương pháp thay đổi: Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ cảm xúc ấy với con nhưng hãy tiết chế, cân nhắc những gì nên và không nên. Đừng để con nghĩ rằng bạn là một người bố/ mẹ thích than thở và trẻ dễ hình thành suy nghĩ bản thân như thế có lẽ cũng chẳng sao. Kèm theo lời than vãn, hãy đưa ra cách giải quyết và trở nên vui vẻ trước mọi vấn đề trong cuộc sống. 

7. Nói dối 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Bên cạnh một số lời nói dối vô hại (với mục đích giữ gìn sức khỏe cho con) thì nhiều người lớn vẫn có thói quen nói dối trong những tình huống đơn giản hàng ngày. Ví dụ như khi con hỏi về vấn đề tế nhị, nhiều phụ huynh có thái độ lảng tránh, bảo rằng mình không biết. Hoặc đơn giản bố mẹ nhàn rỗi nhưng lại nói là bận bịu, không có thời gian đưa con đi chơi... Trẻ hoàn toàn có thể đọc được cảm xúc của bố mẹ nên nếu nhiều lần như thế, con sẽ không còn tin tưởng bạn nữa. 

211-chinh-16567566800251956150918-141352198

Ảnh minh họa. 

- Phương pháp thay đổi: Hãy trân trọng sự tin tưởng của trẻ, đừng làm cho có và thực hiện mọi lời hứa với con. 

8. Câu giờ 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Một số cha mẹ luôn trì hoãn và không có ý thức về thời gian. Điều này dễ dẫn đến trẻ không có ý thức về thời gian và không có khái niệm đúng giờ. Việc này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến công việc và tính cách của con trong tương lai. 

- Phương pháp thay đổi: Dạy con tầm quan trọng của thời gian và cố gắng sắp xếp mọi thứ theo thời gian biểu. Thông thường, mọi việc phải được tiến hành theo kế hoạch và hoàn thành theo đúng thời gian quy định. Tất nhiên, cha mẹ phải làm gương, nếu hứa với trẻ thì hãy cố gắng đúng giờ. 

9. Không tuân thủ luật lệ giao thông 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Thấy không có ai đang đi hoặc chỉ còn vài giây nữa, nhiều người có xu hướng bỏ qua đèn giao thông. Việc này không chỉ đe dọa đến sự an toàn của bản thân và người khác mà còn khiến trẻ không chú ý đến luật lệ giao thông. Trẻ em không có ý thức an toàn và tự bảo vệ bản thân thì rất dễ gặp nguy hiểm dù đi chơi hay ở nhà. 

- Phương pháp thay đổi: Dù đưa con đi chơi hay không, bạn cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông. Cố gắng nói với trẻ tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định giao thông và làm như vậy là bảo vệ chính mình. 

10. Mắng nhiếc con cái nơi công cộng 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Để giữ thể diện hoặc vì một số lý do nào đó, nhiều cha mẹ luôn mắng mỏ hoặc sỉ nhục khi trẻ mắc lỗi chốn đông người, điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và khiến trẻ cảm thấy tự ti. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái, đồng thời, cách làm này không cho phép trẻ tự nhận ra lỗi của mình. 

- Phương pháp thay đổi: Nếu trẻ mắc lỗi, bạn nên chỉ ra kịp thời, nhưng thái độ của bạn phải nhẹ nhàng và nói cho trẻ biết tại sao trẻ sai. Đặc biệt, khi ở nơi đông người, đừng làm cho trẻ xấu hổ, việc mắng mỏ con sẽ phản tác dụng đó. 

11. Có tính nóng nảy và có thể đánh đập, mắng mỏ bất cứ lúc nào 

- Ảnh hưởng tiêu cực đến con: Một số cha mẹ dễ xúc động, không kiềm chế được cảm xúc, và khủng khiếp hơn nữa là luôn bộc phát trước mặt con cái. Trước hết, điều này sẽ gây ra gánh nặng tâm lý lớn cho trẻ, làm tăng tâm lý sợ hãi, không có lợi cho việc xây dựng tâm lý của trẻ. Đồng thời, cách cư xử của cha mẹ dễ ảnh hưởng đến trẻ, khiến trẻ trở thành người cáu kỉnh, không thể kiểm soát và quản lý tốt cảm xúc của mình. Những cuộc cãi vã của cha mẹ có thể là tấm gương xấu cho đứa trẻ về hành vi hung hăng, chửi thề và ngôn ngữ thô tục. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những đứa trẻ có quá khứ bạo lực thường có xu hướng sử dụng bạo lực một cách tự nhiên với người khác. 

thoi-quen-cua-bo-me-lam-hu-con-3-165675658723137599470-141352229

Ảnh minh họa. 

- Phương pháp thay đổi: Học cách quản lý cảm xúc của mình. Khi thực sự không thể kiềm chế, hãy lánh đi và tự tìm cách làm bản thân bình tĩnh hơn.

Mạng xã hội

Notice (8): Undefined variable: banner [APP/views/elements/slidebar_news.ctp, line 45]