Xử Lý Trẻ Hay Mè Nheo, Nhõng Nhẽo.

Nguyên nhân trẻ lại hay mè nheo, nhõng nhẽo?

Theo chuyên gia giáo dục tâm lý mầm non, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mè nheo, nhõng nhẽo: chúng muốn được cha mẹ quan tâm, chú ý đến mình (nếu trẻ dưới 3 tuổi thì hiện tượng nhõng nhẽo khá phổ biến vì trẻ vẫn chưa học được cách làm chủ các cảm xúc tiêu cực hoặc cách thể hiện mong muốn và cảm xúc của mình một cách hợp lý). Và nhõng nhẽo còn phụ thuộc vào khí chất của mỗi đứa trẻ, một số trẻ có khuynh hướng nhõng nhẽo nhiều hơn các trẻ khác. Nếu trẻ bị mệt mỏi, stress hoặc có quá nhiều tác động lên hệ thần kinh, trẻ cũng dễ cảm thấy khó chịu, khóc, cáu bẳn.

 

Tuy nhiên, tất cả những nguyên nhân trên chỉ là thứ yếu, nguyên nhân chính khiến trẻ mè nheo, nhõng nhẽo là cha mẹ và người thân đã quá chiều chuộng trẻ. Mỗi khi trẻ mè nheo, nhõng nhẽo đều được đáp ứng nên trẻ sử dụng thái độ này như là công cụ để đạt được mong muốn của mình. Và mè nheo, nhõng nhẽo sẽ trở thành thói quen.

 

Do vậy, khi trẻ bước vào lứa tuổi 3-5 thì việc đặt ra mức độ để hạn chế nhu cầu không cần thiết của bé là cực kỳ quan trọng. Một mặt bố mẹ để cho bé tự giác trong các hoạt động cá nhân để hình thành sự tự tin qua việc tôn trọng thái độ và quyết định của trẻ (trong một số việc như chọn món ăn, thức uống, quần áo để mặc đi chơi… ), mặt khác cần đặt ra những hạn chế trong việc trẻ đòi hỏi người lớn chiều theo ý mình, mua sắm những món đồ chơi, đồ dùng phí phạm.

BABY CRY
Bố và mẹ cần có nguyên tắc trong kỹ năng nuôi dạy con để tránh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” khiến bé không biết nghe lời ai. 
 

Các hướng xử lý trẻ hay mè nheo, nhõng nhẽo.

Với những trẻ có thói quen dùng nước mắt để ăn vạ hay mè nheo, nhõng nhẽo, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh, kiên nhẫn xử trí và đừng quên những điều sau:

 

Nhất quán trong nguyên tắc dạy con

Bố và mẹ cần có nguyên tắc trong kỹ năng nuôi dạy con để tránh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” khiến bé không biết nghe lời ai thậm chí còn làm cho bé hư hơn nếu mỗi người một ý.

Nếu sống chung cùng ông bà, bố mẹ nên làm công tác tư tưởng ngay từ đầu, chỉ ra những tấm "gương xấu" bên cạnh nhà mình. Không quát mắng mỗi khi bé nhõng nhẽo, đòi hỏi vô cớ thứ gì, chỉ bảo như thế là không ngoan, sẽ bị nhốt vào buồng tối và như thế sẽ làm bố mẹ buồn. Nếu bé năn nỉ, cũng kiên quyết không đồng tình để tránh tạo tiền lệ.

  

Cần thái độ nghiêm khắc ngay từ đầu

Khi trẻ khóc khi đòi một thứ gì đó mà không được đáp ứng, người lớn cần phải tỏ thái độ nghiêm khắc ngay từ đầu, không nên luôn luôn chiều theo ý muốn của trẻ. Hãy truyền thông điệp kiên định để bé hiểu rằng khi nào người lớn cho phép mới được lấy đồ, mua đồ, không được đòi hỏi, phải thực hiện những việc mà người lớn yêu cầu như: rửa tay trước khi ăn cơm, không được tranh giành đồ chơi với em nhỏ,...

 

Ví dụ, bố mẹ cho bé đi vào siêu thị quyền lợi mà trẻ được hưởng có thể là việc tự do chọn cho mình một món đồ ưa thích hay mua một món ăn nào đó, còn giới hạn là bé chỉ được phép chọn 1-2 món đồ đó thôi. Nếu trẻ mè nheo đòi thêm và được đáp ứng, sẽ tạo tiền đề cho một chuỗi các đòi hỏi khác, và cho đến một lúc nào đó thì không thể đáp ứng nổi.

 

Hãy để cho con bạn biết bạn sẽ không xem xét đến yêu cầu của con đến khi nào con bạn cư xử đúng mực. Ví dụ: “Nấm, mẹ không đồng ý cho con xem phim hoạt hình nữa, đã đến lúc con đi ngủ rồi” và hãy nói với con bằng giọng nhẹ nhàng. Hãy để cho con được hiểu mệnh lệnh của mẹ và chờ xem phản ứng của con. Và quan trọng nhất lúc này, mẹ đừng mềm lòng khi thấy con năn nỉ  muốn được tiếp tục xem tiếp hoặc lăn ra khóc; Hãy nghiêm khắc và cương quyết với trẻ. Chỉ một hai lần trẻ sẽ quen với những nguyên tắc ấy và không còn mè nheo, nhõng nhẽo nữa. Khi đã nói “không” thì đừng thay đổi ý kiến sau đó. Đầu hàng với việc mè nheo chỉ khiến trẻ tiếp tục mà thôi. “Không” nghĩa là “không”, chứ không phải là “có thể”.

 

Luôn trò chuyện để hiểu tâm lý trẻ

Bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện để hiểu những gì bé đang suy nghĩ.Nếu người lớn dành thời gian để lắng nghe cũng như chấp nhận những đòi hỏi hợp lý và có thái độ tích cực hơn trong các câu trả lời thì chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi rất lớn về mặt cảm xúc của đứa trẻ.Cùng trò chuyện, cùng làm việc nhà hay vui chơi cùng trẻ không chỉ giúp cha mẹ và con trẻ hiểu nhau hơn mà sự gắn kết gia đình cũng tăng lên rõ rệt.

 

Nếu thấy trẻ chơi xong mà không chịu cất dọn, nếu bạn quát lên rằng: “Tại sao con không chịu dọn đồ chơi vào hả?” bé sẽ khóc và tỏ thái độ không hợp tác. Hãy nói rằng: “Bin ơi, chúng mình cùng chơi trò xếp đồ chơi vào trong hộp đi” chắc chắn bé sẽ vui vẻ làm cùng bạn.

 

Cho dù công việc có bận rộn nhưng hãy cố gắng sắp xếp để chơi và trò chuyện cùng con, những lúc làm việc nhà, lúc tắm cho bé, lúc đi đánh răng hay lúc cho bé ngủ bạn cũng có thể chuyện trò để hiểu bé hơn. Qua đó, cha mẹ sẽ thêm được những kỹ năng để nuôi dạy con tốt hơn.

 

Hạn chế tối đa những việc có thể làm trẻ khóc.  

Từ từ bé sẽ hiểu KHÓC KHÔNG LÀ VŨ KHÍ CÓ HIỆU LỰC thì BÉ SẼ DẦN DẦN KHÔNG DÙNG VŨ KHÍ NÀY NỮA. Nên nhớ chữ DẦN DẦN, không có hiệu quả ngay lập tức đâu nhé.
 

(Theo Th.S Trần Thị Ái Liên - Kỷ luật không nước mắt)

 

Khi trẻ khóc, cần có thái độ và phương pháp giải quyết hợp lý. Cần nhất lúc này, phụ huynh phải kiên nhẫn nói chuyện với con, giải thích cho con hiểu tại sao lại thế; đừng quát mắng vì sẽ làm trẻ cảm thấy tủi thân và lấy nước mắt ra làm “vũ khí” đe doạ bạn ngay. 

 

Ví dụ, khi bạn nhắc trẻ: đã đến giờ đi đánh răng nhưng bé vẫn mải chơi và không chịu dứng dậy. Lúc này bạn cần nói cho trẻ biết rằng: nhiệm vụ hàng ngày trước khi đi ngủ là phải làm sạch răng miệng trước khi đi ngủ nếu không sẽ bị những con quái vật làm mất hết hàm răng của bé… Hoặc mỗi ngày mẹ nên kể những câu chuyện tương tự như vậy để con liên tưởng. Bé sẽ biết và không còn ăn vạ hay khóc lóc mỗi khi đến giờ đi đánh răng.

 

Khi bé khóc đừng bỏ đi, đừng dùng roi vọt

Nếu bé có khóc cũng đừng bỏ đi, bé có cảm giác bị bỏ rơi và càng khóc nhiều hơn, dai hơn. Hãy ở lại và giải quyết dứt diểm từng tình huống với trẻ để chúng không còn cơ hội mè nheo, nhõng nhẽo.

Nếu bạn dùng đòn roi để dạy, trẻ có thể lắng nghe bạn ngay, vì sợ hãi. Tuy nhiên, nó sẽ dẫn đến hậu quả xấu khi trẻ đạt đến tuổi vị thành niên.

 

Khuyến khích con vận động và giao tiếp

Trẻ nhỏ luôn dư thừa năng lượng và cách tốt nhất là giúp trẻ giải phóng chúng qua các hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, đá bóng, trượt cầu trượt…. để trẻ được cân bằng không còn cơ hội làm nũng hay phá phách.

Lợi ích của việc cho trẻ vận động hay giao tiếp chính là giúp con rèn luyện được thêm nhiều về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoà nhập,… có lợi cho sự phát triển của con trong tương lai.

 

baby play
Nếu con thường xuyên được giao tiếp và hoạt động sẽ không còn nhiều thời gian để theo đuôi người lớn mè nheo, nhõng nhẽo.

 

Đừng coi bé mè nheo nhõng nhẽo là chuyện nhỏ

Tuỳ theo từng tâm lý mỗi trẻ mà cha mẹ có cách ứng xử hợp lý. Đôi lúc bé khóc, bố mẹ cần ôm bé vỗ về, bé sẽ cảm thấy mình được chia sẻ, yêu thương. Những cũng có khi phải tỏ ra nghiêm khắc vì nếu trẻ hay khóc quá sẽ thành thói quen, người lớn quanh trẻ sẽ mệt mỏi, và khi trưởng thành sẽ trở nên yếu đuối.

 

Các nhà tâm lý giáo dục cho rằng, phụ huynh nên chiều con đúng cách và có điểm dừng. Trước hết, cần phân biệt được khi nào trẻ nhõng nhẽo, nũng nịu là hợp lý, khi nào không, từ đó có cách xử lý thích hợp. Hãy giáo dục để trẻ có ý thức ngay từ nhỏ, không bỏ mặc trẻ phát triển bột phát. Khi chúng nhõng nhẽo, nũng nịu không đúng lúc, đúng chỗ, cha mẹ phải phân tích để trẻ biết hành động đúng, sai mà có hướng sửa chữa. Với những trường hợp cố tình nhõng nhẽo, cha mẹ phải xử lý dứt khoát.

 

 Nguồn: nuoidaycon

Mạng xã hội

Notice (8): Undefined variable: banner [APP/views/elements/slidebar_news.ctp, line 45]